Cảm nghĩ Quy Hòa, Làng phong và bệnh viện phong da liễu
Bệnh viện Phong – Da liễu Trung ương Quy Hòa), Thành phố Quy Nhơn, nằm lọt giữa thung lũng bình yên bên bờ biển. Ngôi làng này là nơi an cư của hơn 250 hộ gia đình với hơn bệnh nhân phong đến từ khắp cả nước. Ở làng phong, mỗi phận người là một câu chuyện dài đầy bi kịch, nỗi đau của thể xác lẫn tinh thần. Họ về đây sống vui vẻ bên nhau.
Trước kia, làng phong này bị xem là thế giới đau khổ của những mảnh đời bất hạnh mắc một trong tứ chứng nan y.
Lần đầu tiên chúng tôi đến Quy Hòa (phường Ghềnh Ráng, Thành phố Quy Nhơn, Bình Định) đến nay đã 20 năm hỗ trợ về khoa học nhân đạo, tôi không thể nhớ chính xác là mình đã đến đây bao nhiêu lần. Chỉ biết rằng nơi này, bằng cách kỳ diệu nào đó, vẫn lưu giữ được hầu hết những vẻ đẹp từ quá khứ như một câu chuyện cổ tích thật đẹp để bất cứ ai đến đây vẫn có thể nghe và kể được câu chuyện của chính mình
.
, nơi Hàn Mặc Tử đến sống những năm cuối đờiLặng lẽ, dịu dàng và kín đáo, Làng phong Quy Hòa như là một góc khuất nhỏ nơi phố biển Quy Nhơn. Vẻ đẹp của khung cảnh thiên nhiên hòa nhịp cùng nét đẹp cuộc sống của con người nơi đây mang đến cho du khách ghé thăm cảm giác yên bình và thanh thản.
Thung lũng Quy Hòa được linh mục người Pháp Paul Maheu tìm ra trong một buổi chiều năm 1929. Ông cảm nhận nơi đây không thể tuyệt vời hơn để xây dựng một khu điều trị bệnh nhân phong mang tên Bệnh viện Laproserie de Quy Hòa. Ba năm sau, Giám đốc bệnh viện là sơ Charles Antoine và người phụ tá của mình là sơ Ozithe, vốn là kiến trúc sư đã đặt ra chương trình xây dựng lại bệnh viện và xây dựng nhà ở để người mắc bệnh phong có nơi trú ngụ kiên cố, lâu dài dựa vào việc vận động các nhà hảo tâm.
Nhưng giờ đây, sự e ngại với những bệnh nhân phong không còn nữa, mà thay vào đó là những tâm hồn đồng điệu, tràn ngập yêu thương và ấm áp tình người. Những mái ấm gia đình ở đây cứ như trong chuyện cổ tích. Tại đây, hàng trăm bệnh nhân từ khắp nơi đã gặp nhau và thành vợ thành chồng, sinh con đẻ cái. Tình yêu là liều thuốc kỳ diệu giúp họ vượt qua bệnh tật và sống tốt hơn.
Năm 1936, thi sĩ Hàn Mặc Tử mắc bệnh phong và đến sống những năm tháng cuối đời ở Quy Hòa để điều trị bệnh và làm thơ. Trong đau đớn, cô đơn và buồn tủi, những vầng thơ Hàn Mặc Tử ghi đậm dấu ấn tài hoa và lãng mạn trong sự đau khổ vì bệnh tật đã được ra đời tại vùng đất đẹp những vầng tho: “Những giọt lệ Thơ điên”, “Hương thơm”. “Mật đắng”, “Máu cuồng và hồn điên”...
Máu đã khô rồi, thơ cũng khô
Tình ta chết yểu tự bao giờ
Từ nay trong gió, trong mây gió
Lời thảm thương rền khắp nẻo mơ”.
Đau thương
Ta muốn hồn trào ra đầu ngọn bút
Mỗi lời thơ đều dính não cân ta
Bao nét chữ quay cuồng như máu vọt
Như mê man chết điếng cả làn da
Rưới máu
Cứ để ta ngất ngư trong vũng huyết
Trải niềm đau trên mảnh giấy mỏng manh”.
Những giọt lệ
Trời hỡi bao giờ tôi chết đi?
Bao giờ tôi hết được yêu vì
Bao giờ mặt nhật tan thành máu
Và khối lòng tôi cứng tợ si?”.
Ai mua trăng tôi bán trăng cho (Hàn Mặc Tử) – Lời rao đầy nghẹn ngào
Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng, Trăng Trăng!
Ai mua trăng tôi bán trăng cho
Không bán đoàn viên, ước hẹn hò…
Bao giờ đậu trạng vinh quy đã
Anh lại đây tôi thối chữ thơ.
Không, Không, Không! Tôi chẳng bán hồn Trăng.
Tôi giả đò chơi, anh tưởng rằng
Tôi nói thiệt, là anh dại quá:
Trăng Vàng Trăng Ngọc bán sao đang.
Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng, Trăng, Trăng!
Trăng sáng trăng sáng khắp mọi nơi
Tôi đang cầu nguyện cho trăng tôi
Tôi lần cho trăng một tràng chuỗi
Trăng mới là Trăng của Rạng Ngời
Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng, Trăng, Trăng!
Laproserie de Quy Hòa
Nơi mà nhà thơ Hàn Mặc Tử đã từng điệu trị. Khung viên bệnh viện là cả một vườn tượng danh y, nơi ghi nhớ công ơn của những người đã góp phần tạo nên bệnh viện này. Hai bên mọi lối đường, con hẻm trong làng đều có những rặng me xum xuê trái, những rặng hoa giấy nở rộ sắc hồng và cả những rặng phi lao cao vút, rì rào trong gió và sóng biền. Đi tới đâu tất thấy nhưng đều hân hoan, vui mừng chào đón bạn.
Nguyễn Thanh Tòng, Nguyên Phó chủ tịch Hội người Việt Nam tại Pháp