Nữ tiến sĩ di truyền học miệt mài giải mã gen người Việt

Published Date
06/01/2022

Giải mã gen người Việt tạo ra cơ sở dữ liệu cho các nghiên cứu chữa bệnh nan y, hướng đến xu hướng y học chuẩn xác đang diễn ra trên thế giới.

Tiến sĩ Bùi Thanh Duyên - 34 tuổi, quê Hà Giang - và cộng sự đã hoàn thành mục tiêu giải mã gen cho người châu Á. Đây sẽ là cơ sở để đóng góp hệ gen của người Việt vào bản đồ gen thế giới. Hơn 10 năm theo đuổi ngành di truyền học, dù không ít lần thất bại, tiến sĩ Duyên vẫn kiên trì theo đuổi giấc mơ giải mã gen người Việt.

Đam mê nghiên cứu di truyền học

Bùi Thanh Duyên từng là cựu sinh viên Trường ĐH Kinh tế quốc dân và Trường ĐH Khoa học tự nhiên - ĐHQG Hà Nội. Năm 2010, Duyên là một trong 37 sinh viên xuất sắc nhận được học bổng trị giá 54.000 USD cho 2 năm đầu học tiến sĩ tại Mỹ.

Sau đó, Duyên tốt nghiệp tiến sĩ ngành di truyền học và sinh học phân tử tại ĐH Cornell (New York - Mỹ) và làm việc tại Trường Y - ĐH California, San Francisco (Mỹ). Chị từng là thành viên hội đồng lãnh đạo Hiệp hội Các Nghiên cứu sinh và học giả Quỹ Giáo dục Việt Nam.


Tiến sĩ Bùi Thanh Duyên, Giám đốc khoa học kiêm đồng sáng lập Công ty Giải mã gen Genetica Việt Nam. Ảnh:NVCC

Khi làm nghiên cứu sinh ngành di truyền học và sinh học phân tử ở ĐH Cornell, chị Duyên nghiên cứu về tương tác giữa PMS1-MLH1. Đây là 2 gen liên quan đến ung thư ruột và đại trực tràng. "Nếu một người mang đột biến gây bệnh của một trong 2 gen này, khả năng họ sẽ bị ung thư trong tương lai là 40-60%, thậm chí lớn hơn nếu hút thuốc, uống rượu" - chị cho biết.

Trong quá trình nghiên cứu, chị tìm ra được một số biến đổi nhỏ tưởng chừng không có ảnh hưởng trong 2 gen này, đột biến gen khiến tế bào sai hoặc hỏng cơ chế sữa chữa DNA thích nghi được với các điều kiện khắc nghiệt. Đó có thể là nguyên nhân mà các tế bào ung thư sống sót được khi hoá trị.

Thời gian làm việc tại Trường Y của ĐH California, tiến sĩ Duyên chủ yếu nghiên cứu cơ chế phân tử của quá trình nhân bản lại của DNA. Một phần giải thích được nguyên nhân sâu xa vì sao đột biến hình thành, lý do cốt lõi vì sao ung thư xuất hiện và di căn.

Tiến sĩ Duyên kể nhiều năm miệt mài với di truyền học, có đôi lúc thất bại, trở về vạch xuất phát. Thế nhưng, khi được nói chuyện với Jennifer Douna hay Elizabeth Blackburn, hai người từng đoạt giải Nobel, những nhà khoa học lớn của thế giới đã truyền cảm hứng cho chị có thêm động lực để tiếp tục với đam mê…->đọc tiếp

Theo Người Lao động