Vẽ lại châu thân của Trang Hạ
Trang Y Hạ, (tên thật Trần Phước Hân), sinh năm 1950 tại Cang Đông Quế Sơn, Quảng Nam. Thuở bé theo cha mẹ lên DakTo, KonTum sinh sống.
Hiện ông đang định cư tại San Francisco (Hoa Kỳ).
Ông sáng tác khá nhiều truyện ngắn, thơ, ca, chủ yếu đăng trên blog cá nhân, các trang văn chương để thỏa đam mê viết lách của mình
-------------------------------------------------
Tập thơ “Vẽ lại châu thân” dường như là tấm lòng của Trang Y Hạ muốn gửi gắm vào thiên cổ những dấu vết mấy mươi năm cuộc đời mình – cuộc đời ấy trải dài với những thăng trầm thời cuộc. Ông không tự nhận mình là nhà thơ, dù ông làm thơ lâu năm và đã chấp bút cho “Thơ bay” trong một số diễn đàn văn chương, nên đối với ông, thơ cũng giống như những cơn gió chiều tà, giống như trang điểm nét hào hoa xưa: Quay người ngã bóng dòng kinh/nước đen khuya khoắt một mình bậu ơi/lia thia bỏ chạy về trời/có còn chi nữa mà phơi nỗi lòng
Chúng ta cũng tình cờ gặp ông đôi lúc thả bước lãng du giữa xứ người với bạt ngàn núi rừng hoang dại. Đâu đó có những người tình là những đóa hoa, cây cỏ xung quanh. Có thể không phải là người tình thật, chỉ là người tình phóng qua cách trừu tượng của nhà thơ. Nó mang tính tượng trưng nhưng bao hàm, chuyên chở những ước mơ của người thơ với vô cùng hoài bão chọn lọc.
Gần như toàn bộ tập thơ, người đọc sẽ thấy phảng phất nét hoài cổ của Đường thi, sự gần gũi với những từ ngữ của người nông dân miệt Nam bộ, pha thêm một chút hiện đại của thơ mới. Chẳng hạn như: “Rảnh rang ẵm bậu lên trời/đèo theo cái giá, vẽ vời bao la…”. “Bậu” tức “em” – là lời gợi bằng từ ngữ dân gian Nam Kỳ đầy yêu thương dành cho cô người yêu gắn kết cùng sự mơ màng đến si tình người đàn ông đang yêu “ẵm lên trời/đèo theo cái giá, vẽ vời bao la”.
Cái chất đam mê trong tình yêu đôi khi làm cho nhà thơ bỗng thấy mình trở nên kỳ lạ: “vẽ bậu một khúc dân ca/mừng sáo sậu – bước kiêu sa trang dài/dưới trần thiên hạ có hay/hai ta vui cõi trên này có hay”.
Tuy nhiên, từng vị chua cay, của cuộc đời tác giả lại làm nên những cơn thao thức ngọt ngào: tiếc chi năng bỏ non ngàn/tim khêu đuốc lụn hỏi han bấy chầy/tiếc gì nơi một cái thây/hòa trong lá mục mơ ngày trổ hoa.
Xuyên suốt tập thơ, người đọc dễ tìm thấy ở thơ ông đậm chất hiền hòa của hương đồng gió nội, những nỗi niềm trăn trở, một lối suy tưởng dù bút pháp có khác nhau, cách diễn đạt có khác nhau: Đó là kiệp người phù du, Duyên tình tiền định,… Song, sự định vị trong phiêu lãng gây nên cảm giác rất nhiều bất ổn thường trực. Phải chăng, đó là tâm trạng chung khi đã bước đến bên kia triền dốc của cuộc đời?
Chúng ta cũng tình cờ gặp ông đôi lúc thả bước lãng du giữa xứ người với bạt ngàn núi rừng hoang dại. Đâu đó có những người tình là những đóa hoa, cây cỏ xung quanh. Có thể không phải là người tình thật, chỉ là người tình phóng qua cách trừu tượng của nhà thơ. Nó mang tính tượng trưng nhưng bao hàm, chuyên chở những ước mơ của người thơ với vô cũng hoài bão chọn lọc./.